Keyword Research: Nghiên cứu từ khóa từ A-Z

Từ khóa (keyword) đóng vai trò là nền tảng xây dựng thành công một chiến lược digital marketing nói chung và SEO nói riêng. Một bộ từ khóa được nghiên cứu chi tiết sẽ giúp doanh nghiệp xác định đối tượng mục tiêu và phương pháp/ nội dung truyền tải phù hợp, hỗ trợ hoạt động branding, thúc đẩy lưu lượng truy cập và chuyển đổi organic. Vì lý do này, việc nắm rõ phương pháp nghiên cứu từ khóa (keyword research) là rất cần thiết – để có thể tăng cường hiển thị trực tuyến và hỗ trợ hoạt động kinh doanh tăng trưởng bền vững.

Trong bài viết hôm nay, bạn đọc hãy cùng RED² khám phá những bí ẩn đằng sau quá trình keyword research, tầm quan trọng, lợi ích và bí quyết để các chuyên gia digital và SEO triển khai trên thực tế nhé!

Nghiên cứu từ khóa (Keyword research) là gì?

Nghiên cứu từ khóa là quá trình xác định và lựa chọn các từ khóa có lượng tìm kiếm cao, phù hợp nhất cho các chiến dịch SEO của bạn . Việc xác định từ khóa được thực hiện dựa trên các tiêu chí sau đây:

  • Mức độ liên quan (Relevancy): Đầu tiên, từ khóa được chọn phải phù hợp với thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp – cũng như phản ánh những gì khách hàng/ người dùng mục tiêu của bạn đang tìm kiếm và trả lời được ý định tìm thông tin của họ.
  • Khối lượng tìm kiếm (Search volume): Khối lượng tìm kiếm đề cập đến số lần một từ khóa cụ thể được tìm kiếm trong một khung thời gian cụ thể (ví dụ: 200/ tháng). Việc nghiên cứu search voluem sẽ giúp đánh giá nhu cầu tiềm năng cho một từ khóa – cũng như phát hiện thêm các chủ đề liên quan.
  • Cạnh tranh (Competition): Cạnh tranh thể hiện mức độ khó để một từ khóa cụ thể có thể được xếp hạng cao trên trang công cụ tìm kiếm (SERP). Phân tích chỉ số này sẽ cho phép bạn lựa chọn các từ khóa có mức độ khó phù hợp – đủ để website có thể rank và nhận về traffic của user.

Ngoài ra, một số nội dung khác cần lưu ý trong quá trình nghiên cứu từ khóa có thể kể đến như:

  • Từ khóa đuôi dài so với từ khóa đuôi ngắn (Long tail vs Short tail keyword): Từ khóa đuôi dài chỉ các cụm từ dài và cụ thể hơn, thường có lượng tìm kiếm thấp – đổi lại tiềm năng chuyển đổi và ý định lại cao hơn hẳn. Trong khi đó, từ khóa đuôi ngắn là các cụm từ ngắn hơn, lượng tìm kiếm cao – song cạnh tranh thì rất “khốc liệt”. Ngoài ra, do đặc thù nội dung thiếu cụ thể, nên loại keyword này nhìn chung có tỷ lệ chuyển đổi khá thấp – phù hợp hơn cho mục tiêu lấy traffic & tăng nhận thức thương hiệu.
  • Mục đích tìm kiếm (Search intent): Hiểu được mục đích tìm kiếm đằng sau một từ khóa cụ thể sẽ cho phép doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược nội dung và tối ưu hóa trang web cho phù hợp. Nó đảm bảo rằng nội dung bạn cung cấp sẽ tương thích với giai đoạn trong hành trình mua hàng của người dùng , tăng khả năng thu hút lưu lượng traffic liên quan và đạt được mục tiêu chuyển đổi mong muốn. Nhìn chung, có 4 loại mục đích tìm kiếm chính là Thông tin (Informational), Điều hướng (Navigational), Thương mại (Commercial) và Giao dịch (Transactional).

mẫu nghiên cứu từ khóa seo keyword research

Nghiên cứu từ khóa là quá trình xác định và phân tích các từ và cụm từ mà mọi người sử dụng trong các công cụ tìm kiếm để tối ưu hóa nội dung trang web và các chiến lược tiếp thị.

Phát triển chiến lược nghiên cứu từ khóa (keyword research)

Một chiến lược nghiên cứu từ khóa rõ ràng & chi tiết sẽ đặt nền tảng cho sự thành công của hoạt động SEO. Khi triển khai keyword research, bạn có thể đi theo quy trình từng bước như sau:

Đặt mục tiêu rõ ràng

Bước đầu tiên, bạn cần xác định cụ thể mục tiêu mong muốn đạt được. Doanh nghiệp của bạn có đang nhắm đến việc tăng lưu lượng truy cập không phải trả tiền (organic traffic), cải thiện thứ hạng của công cụ tìm kiếm, tăng cường chuyển đổi hoặc nhắm mục tiêu đến các phân khúc đối tượng cụ thể không?

Việc thiết lập các mục tiêu có thể đo lường sẽ cho phép bạn tổ chức công tác nghiên cứu từ khóa phù hợp với định hướng kinh doanh tổng thể.

Xác định đối tượng mục tiêu

Kiến thức chuyên sâu về người dùng là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả quá trình keyword research. Bạn cần xây dựng chi tiết chân dung khách hàng tiềm năng – bao gồm đặc điểm nhân khẩu học, sở thích, điểm yếu và hành vi tìm kiếm của họ. Khi hiểu rõ hơn về ngôn ngữ, mục đích và thói quen tìm kiếm của đối tượng nhắm đến, bạn sẽ có thể điều chỉnh chiến lược tiếp cận đáp ứng nhu cầu của họ hơn.

Phân tích từ khóa của đối thủ cạnh tranh

Nghiên cứu từ khóa của đối thủ cạnh tranh sẽ cho bạn những thông tin chi tiết về chiến lược nhắm mục tiêu theo từ khóa của họ – đồng thời khám phá các cơ hội chưa được khai thác. Dựa trên cơ sở này, bạn sẽ có điều kiện thiết lập chiến lược từ khóa của riêng mình, nhắm mục tiêu các phân khúc đối tượng cụ thể và tối ưu hóa nội dung để thu hút những đối tượng người dùng mà đối thủ cạnh tranh của bạn có thể bỏ lỡ.

Phương pháp thực hiện có thể tóm gọn từng bước như sau:

  • Khám phá các từ khóa mà đối thủ của bạn đang xếp hạng: Bạn có thể làm điều này thông qua phân tích thủ công nội dung trang web, bài đăng trên blog, thẻ meta và tiêu đề trang (title) của họ. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa như SEMrush, Ahrefs hoặc SpyFu để lập báo cáo chi tiết về các từ khóa xếp hạng hàng đầu của đối thủ.
  • Phân tích Khối lượng Tìm kiếm, Mức độ liên quan và Mức độ Cạnh tranh: Từ khóa có search volume lớn sẽ đảm bảo tiềm năng traffic và nhận thức thương hiệu. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý đến sự liên quan; ưu tiên các từ khóa gần với dịch vụ kinh doanh và đối tượng mục tiêu của bạn.
  • Xác định các lỗ hổng trong chiến lược nhắm mục tiêu từ khóa của đối thủ cạnh tranh: Phân tích chiến lược của đối thủ cho phép bạn xác định các lỗ hổng hoặc cơ hội mà họ có thể đã bỏ qua – từ đó tìm kiếm các từ khóa có liên quan đến doanh nghiệp của bạn nhưng không bị đối thủ nhắm mục tiêu nhiều.

Mặc dù việc phân tích đối thủ là rất quan trọng, nhưng bạn cũng đừng quên tập trung truyền tải đề xuất giá trị độc đáo của doanh nghiệp – cũng như giải quyết nhu cầu cụ thể của đối tượng mục tiêu.

Sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa

công cụ nghiên cứu từ khóa keyword research Ahrefs

Ahrefs là một công cụ nghiên cứu từ khóa được sử dụng phổ biến

Các công cụ nghiên cứu từ khóa (keyword research) là hành trang không thể thiếu để thu thập thông tin chi tiết hướng dữ liệu và khám phá các cơ hội từ khóa mới. Dưới đây là 4 công cụ phổ biến mà bạn có thể thử nghiệm:

  1. Google Keyword Planner: Công cụ miễn phí của Google cung cấp các đề xuất từ ​​khóa, dữ liệu về khối lượng tìm kiếm và thông tin chi tiết về mức độ cạnh tranh. Đây là giải pháp phù hợp cho cả người mới làm SEO cũng như những chuyên gia kinh nghiệm lâu năm.
  2. SEMrush: SEMrush cung cấp các tính năng nghiên cứu từ khóa toàn diện – bao gồm phân tích đối thủ cạnh tranh, đánh giá độ khó của từ khóa và phân tích xu hướng mới. Qua đó, bạn có thể xác định các cơ hội từ khóa sinh lợi, có được số liệu chi tiết để đưa ra quyết định truyền thông/ kinh doanh sáng suốt.
  3. Ahrefs: Không ai làm SEO mà lại xa lạ với Ahrefs – nổi bật ở khả năng cung cấp dữ liệu từ khóa phong phú, phân tích backlink, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, độ khó của từ khóa, khối lượng tìm kiếm và tỷ lệ nhấp, v.v…
  4. Moz Keyword Explorer: Công cụ của Moz cung cấp một loạt các tính năng nghiên cứu từ khóa, bao gồm đề xuất từ ​​khóa, lượng tìm kiếm và số liệu về độ khó. Ngoài ra, người dùng còn có thể tiếp cận thông tin chi tiết về CTR không phải trả tiền (tỷ lệ nhấp) cũng như khám phá các cơ hội từ khóa đuôi dài.

Trong quá trình nghiên cứu từ khóa (keyword research), doanh nghiệp cần luôn chú ý đến các biến động theo mùa và các xu hướng mới nổi trong ngành. Một số từ khóa nhất định có thể thay đổi liên tục về lượng tìm kiếm trong suốt cả năm. Bằng cách xác định các từ khóa theo mùa và tích hợp chúng vào chiến lược triển khai, bạn sẽ có thể tận dụng được những cơ hội traffic trong các khoảng thời gian của năm.

Ngoài ra, nếu doanh nghiệp của bạn hoạt động/ cung cấp dịch vụ tại các khu vực địa lý cụ thể, hãy xem xét kết hợp từ khóa được bản địa hóa (local keyword) vào quá trình nghiên cứu. Các từ khóa này được đặc trưng ở việc chứa thông tin về thành phố, khu vực hoặc quốc gia nhắm mục tiêu người dùng đang tìm kiếm sản phẩm/ dịch vụ ở một vị trí cụ thể. Việc triển khai local keyword research sẽ góp phần nâng cao mức độ liên quan của từ khóa, tăng cơ hội thu hút khách hàng địa phương.

Các bước tiến hành nghiên cứu từ khóa (keyword research) hiệu quả

Bước 1: Brainstorm các chủ đề có liên quan & Chọn từ khóa hạt giống (seed keyword)

Bắt đầu bằng cách lập danh sách các chủ đề rộng liên quan đến ngành, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Trong số đó, xác định các chủ đề cốt lõi phù hợp với doanh nghiệp của bạn.

Ví dụ: nếu bạn là chủ một trang web thương mại điện tử bán các sản phẩm chăm sóc da hữu cơ, bạn có thể bắt đầu với các chủ đề như: chăm sóc da tự nhiên, làm đẹp hữu cơ,  mỹ phẩm bền vững (sustainable cosmetics).

Bước 2: Mở rộng ý tưởng từ khóa

Một khi đã xác định được các chủ đề rộng, bạn sẽ cần mở rộng các ý tưởng từ khóa của bạn theo từng danh mục như sau:

  • Từ đồng nghĩa & thuật ngữ liên quan: Xác định từ đồng nghĩa và thuật ngữ liên quan cho các từ khóa chính của bạn. Việc này sẽ giúp bạn mở rộng phạm vi tiếp cận – cũng như nắm bắt các biến thể tìm kiếm khác nhau của người dùng.
  • Thuật ngữ chuyên ngành: Kết hợp biệt ngữ và thuật ngữ chuyên ngành cụ thể mà đối tượng mục tiêu của bạn có thể sử dụng khi tìm kiếm thông tin hoặc sản phẩm trong thị trường ngách của bạn.
  • Từ khóa dựa trên vị trí: Nếu doanh nghiệp của bạn hoạt động ở một vị trí hoặc nhắm mục tiêu đến một khu vực địa lý cụ thể, hãy cố gắng điều chỉnh bộ từ khóa để bao hàm thông tin về khu vực đó. Ví dụ: “chăm sóc da Hà Nội” hoặc “mỹ phẩm Quận 1”.
  • Từ khóa dựa trên mục đích của người dùng: Bạn cần xem xét mục đích đằng sau các tìm kiếm của người dùng và phát triển các từ khóa phù hợp với nhu cầu cụ thể của họ. Điều này bao gồm các từ khóa biểu thị mục đích cung cấp thông tin (ví dụ: “cách chọn sản phẩm chăm sóc da hữu cơ”), mục đích giao dịch (ví dụ: “mua kem dưỡng da mặt hữu cơ”) hoặc mục đích điều hướng (ví dụ: “nhãn hiệu chăm sóc da hữu cơ tốt nhất”).

Bước 3: Phân tích khối lượng tìm kiếm và mức độ cạnh tranh

Sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa để thu thập dữ liệu về search volume và competition cho các từ khóa đã lựa chọn – từ đó lên kế hoạch ưu tiên các từ khóa có nhu cầu cao và mức độ cạnh tranh hợp lý. Trong suốt quá trình keyword researhc, bạn cần ghi nhớ đảm bảo cân bằng giữa mức độ liên quan và khả năng thực thi trên thực tế.

Bước 4: Xác định từ khóa cần ưu tiên

Dựa trên những hiểu biết thu được từ phân tích lượng tìm kiếm và mức độ cạnh tranh, bạn cần sắp xếp thứ tự ưu tiên cho danh sách từ khóa của bạn. Ưu tiên cho các từ khóa phù hợp chặt chẽ với mục tiêu kinh doanh của bạn, có khối lượng tìm kiếm đáng kể và mức độ cạnh tranh hợp lý. Những từ khóa này phải là trọng tâm chính cho công tác tối ưu hóa (SEO).

Bước 5: Tinh chỉnh danh sách từ khóa

Mục đích của tinh chỉnh danh sách là nhằm đảm bảo tối ưu hóa các nỗ lực của mình và nhắm mục tiêu các từ khóa có giá trị nhất. Bạn có thể thực hiện theo 2 bước sau đây:

  • Lọc các từ khóa không liên quan: Xóa mọi từ khóa không liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp, sản phẩm hoặc đối tượng mục tiêu của bạn. Tập trung vào các keyword liên quan chặt chẽ đến sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp và có nhiều khả năng thu hút lưu lượng truy cập chất lượng hơn.
  • Đánh giá độ khó của từ khóa: Đánh giá độ khó của từng từ khóa dựa trên phân tích cạnh tranh. Bạn cần xem xét các yếu tố như: thẩm quyền tên miền (Domain Authority – DA), hồ sơ backlink (backlink profile) và chất lượng nội dung của các trang xếp hạng Top 10. Từ đó lựa chọn các từ khóa có cơ hội xếp hạng thực tế.

Bước 6: Tiến hành phân loại và lập bản đồ từ khóa (keyword mapping)

Sau khi thu thập danh sách các từ khóa tiềm năng, bước tiếp theo là phân loại chúng dựa trên mức độ liên quan, lượng tìm kiếm và mức độ cạnh tranh. Phân loại từ khóa thành từ khóa chính, phụ và từ khóa dài. Từ khóa chính là trọng tâm chính và đại diện cho các chủ đề rộng, trong khi từ khóa phụ/ dài mang đến cho bạn cơ hội nhắm mục tiêu người dùng cụ thể hơn.

cách nghiên cứu từ khóa keyword mapping

4 loại ý định từ khóa (Nguồn: Semrush)

Quá trình keyword mapping yêu cầu bạn phải xác định từ khóa mục tiêu cho các trang nội dung cụ thể trên website. Khi lựa chọn từ khóa phù hợp với nội dung, bạn sẽ đảm bảo rằng mỗi trang được tối ưu hóa cho các truy vấn cụ thể, cải thiện khả năng hiển thị của công cụ tìm kiếm và trải nghiệm người dùng. Trong quá trình này, bạn cần xem xét mục đích tìm kiếm đằng sau mỗi từ khóa và “mapping” nó tới trang đích phù hợp nhất.

Ví dụ về nghiên cứu từ khóa (keyword research) trong thực tế

Ví dụ 1: Trang web thương mại điện tử bán sản phẩm chăm sóc da hữu cơ

Sau đây là case study về một trang web e-commerce chuyên bán các sản phẩm chăm sóc da hữu cơ. Sau khi brainstorm ra các chủ đề như: chăm sóc da tự nhiên, làm đẹp hữu cơ và mỹ phẩm bền vững, chúng ta có thể mở rộng ý tưởng từ khóa như “kem dưỡng da mặt không hóa chất”, “nhãn hiệu trang điểm không độc hại” hoặc “quy trình chăm sóc da bền vững”.

Việc phân tích search volume và mức độ cạnh tranh cho thấy nhu cầu cao đối với các từ khóa như “sản phẩm chăm sóc da hữu cơ” và “thương hiệu làm đẹp tự nhiên” với mức độ cạnh tranh vừa phải.

Ví dụ 2: Digital agency nhắm mục tiêu doanh nghiệp nhỏ

Giả sử một digital agency nhắm mục tiêu tiếp cận các doanh nghiệp nhỏ. Sau khi xác định các chủ đề như tiếp thị truyền thông xã hội (social content marketing), tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và chiến lược nội dung (content strategy), chúng ta có thể mở rộng ý tưởng từ khóa như “dịch vụ SEO giá rẻ”, “quản lý phương tiện truyền thông xã hội địa phương” hoặc “tiếp thị nội dung hiệu quả”.

Phân tích khối lượng tìm kiếm và cạnh tranh cho thấy nhu cầu vừa phải đối với các từ khóa như “dịch vụ SEO giá rẻ ” và “tiếp thị truyền thông xã hội địa phương” với mức độ cạnh tranh cao.

Cách thực hiện nghiên cứu từ khóa (keyword research) với ChatGPT

Bạn có biết rằng ChatGPT có thể hỗ trợ bạn trong việc brainstorm và tìm kiếm ý tưởng cho công tác nghiên cứu từ khóa không? Tuy không có quyền truy cập trực tiếp vào các công cụ keyword research cũng như dữ liệu thời gian thực, song ChatGPT hoàn toàn có thể cung cấp các đề xuất và thông tin chi tiết có giá trị dựa trên nguồn dữ liệu rộng lớn của nó.

Bạn có thể yêu cầu ChatGPT tạo các biến thể từ khóa, khám phá các từ khóa thịnh hành hoặc đề xuất các keyword liên quan đến ngành/ đối tượng mục tiêu của bạn. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn tiến hành nghiên cứu từ khóa với ChatGPT:

  • “Tạo danh sách các từ khóa đuôi dài cho [ngành hoặc thị trường ngách của bạn] nhắm mục tiêu đến các nhu cầu và pain point cụ thể của khách hàng.”
  • “Cung cấp các đề xuất từ ​​khóa để tối ưu hóa nội dung xung quanh [chủ đề] để cải thiện khả năng hiển thị của công cụ tìm kiếm và thu hút lưu lượng truy cập có liên quan.”
  • “Khám phá các từ khóa xu hướng trong [ngành của bạn].”
  • “Lập danh sách từ khóa local để nhắm mục tiêu [vị trí cụ thể] và thu hút sự chú ý của khách hàng địa phương trong [ngành của bạn].”
  • “Đề xuất các từ khóa thay thế hoặc từ đồng nghĩa cho [từ khóa chính] để đa dạng hóa chiến lược từ khóa của bạn và tiếp cận nhiều đối tượng hơn.”
  • “Xác định các từ khóa có giá trị cao với mức độ cạnh tranh thấp trong bảng xếp hạng của công cụ tìm kiếm.”
  • “Lập danh sách đầy đủ các từ khóa và biến thể có liên quan cho [sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn].”
  • “Cung cấp thông tin chi tiết về mục đích tìm kiếm đằng sau các từ khóa nhất định.”
  • “Giúp xác định các từ khóa long-tail với sự kết hợp giữa lượng tìm kiếm cao và mức độ cạnh tranh thấp.”

cách nghiên cứu từ khóa seo bằng chatgpt

Hãy nhớ xác thực các ý tưởng đã tạo bằng cách sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa bên ngoài và dữ liệu phân tích để đưa ra quyết định phù hợp

Lời kết

Nắm vững phương pháp nghiên cứu từ khóa (keyword research) là yêu cầu cần thiết để thành công trên lĩnh vực digital marketing nói chung và SEO nói riêng. Khi hiểu rõ các thành phần chính của nghiên cứu từ khóa, phát triển một chiến lược toàn diện và làm theo các bước hướng dẫn trên đây, bạn có thể khám phá các truy vấn có giá trị hướng lưu lượng truy cập được nhắm mục tiêu đến trang web của mình và cải thiện khả năng hiển thị trực tuyến của bạn.

 

Có thể bạn quan tâm:

Ann Nguyễn là chuyên gia SEO với hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tối ưu hóa công cụ tìm kiếm và nội dung kỹ thuật số. Chuyên môn của Ann bao gồm xây dựng chiến lược và kỹ thuật SEO, nghiên cứu từ khóa, tối ưu onsite, technical và nội dung (content).